QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CẦN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN.
Ngày 17/04/2013
Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có hiệu lực thi hành kểtừ ngày 01/01/2009; theo đó Bộ Tài chính ban hành hàng loạt Thông tư hướng dẫn về chính sách thuế TNCN này. Tuy nhiên, trải qua hơn 4 năm triển khai và thực hiện chính thuế TNCN vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được quan tâm để hạn chếthất thu ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế chấp hành đúng chính sách nghĩa vụ thuế. Do vậy, để quản lý chặt chẽ nội dung của chính sách thuế TNCN, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm và ban hành các Thông tư hướng dẫn cụ thể các nội dung sau:
1/ Về đăng ký mã số thuế TNCN:
Mã số thuế TNCN là yếu tố không thể thiếu trong việc triển khai thực hiện chính sách thuế TNCN, vì có mã số thuế mới thực hiện các bước kê khai, quyết toán thuế... Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện thì đây là vấn đềkhông đơn giản, ngược lại có rất nhiều tình huấn trong thực tế đã xảy ra làm cho người nộp thuế rất khó thực hiện khi đăng ký mã số thuế cá nhân, đó là: Theo quy định, cá nhân muốn đăng ký mã số thuế phải gửi cho cơ quan thuế hồ sơgồm: Mẫu số 05/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC và bản pho Giấy chứng minh nhân dân; với qui định này tưởng là giản đơn khi đăng ký thuế,nhưng thực tế phát sinh có nhiều trường hợp mất Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân hết hạn; thậm chí có trường hợp lợi dụng chứng minh nhân dân của người khác để làm mã số thuế khống nhằm để tăng chi phí tiền lương, tiền công khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, đến khi cá nhân có nhu cầu làm mã số thuế thì phần mềm hỗ trợ cấp mã số thuế không chấp nhận làm ảnh hưởng quyền lợi hợp pháp của cá nhân có nhu cầu đăng ký thuế.
2/ Về đăng ký người phụ thuộc để được khấu trừ khi quyết toán thuế TNCN.
Đây là vấn đề đa số người nộp thuế rất quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp đến thu nhập tính thuế TNCN của người nộp thuế; số thuế TNCN nộp nhiều hay ít phụ thuộc số người phụ thuộc, do vậy hầu hết người nộp thuế tìm mọi cách để tăng số người phụ thuộc. Chính sách thuế TNCN có quy định cụ thể các điều kiện cần và đủ mới được chấp nhận là người phụ thuộc, tuy nhiên để hợp thức hóa các điều kiện này không khó với người nộp thuế, vì hậu kiểm hiện nay chưa quản lý chặt chẽ vấn đề này. Do vậy, thực tiễn không ít phát sinh các trường hợp khai khống (gian lận) người phụ thuộc. Mặc khác, hệ thống phần mềm quản lý người phụ thuộc hiện nay chưa theo dõi chặt chẽ, chỉ theo dõi riêng biệt cho từng địa phương tỉnh, thành phố, nên rất khó cho việc tra cứu theo dõi để xác định chính xác số người phụ thuộc khi cơ quan thuế tiến hành thanh, kiểm tra quyết toán tại trụ sở doanh nghiệp, bởi người nộp thuế TNCN thường xuyên thay đổi nơi công tác, nơi làm việc.
3/ Về các khoản được giảm trừ khi tính thuế TNCN:
Về cơ bản chính sách thuế TNCN có quy định khá rõ ràng vềcác khoản được trừ khi tính thuế TNCN. Đối với những lĩnh vực công tác, ngành nghềmà Nhà nước có quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp,… thì các khoản phụ cấp, trợ cấp,…này không tính vào thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, đây là vấn đề nổi cộm mà cả cơquan thuế cũng như người nộp thuế rất khó xác định, vì thực tế chính sách tiền lương, tiền công hiện nay của Nhà nước ta còn nhiều bất cập, do đó ngoài lương, mỗi ngành đều có các khoản riêng ngoài lương. Do vậy, người nộp thuế xem đây là phụ cấp của Nhà nước nên không đưa phần thu nhập này vào thu nhập chịu thuếTNCN. Về phía cơ quan thuế cũng khó xác định khoản phụ cấp nào được trừ, khôngđược trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Vì hiện nay có rất nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp.
4/ Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuếTNCN đối với cá nhân tự quyết toán.
Vấn đề này đã được quy định tại Thông tư hướng dẫn Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn quyết toán thuế hàng năm. Tuy nhiên, thực tế có nhiều hợp không thuộc quy định tại các văn bản hướng dẫn, nên có trường hợp đùn đẩy nhận hồ sơ quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân tựquyết toán dẫn đến gây phiền phức cho người nộp thuế khi nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên,để quản lý chính sách thuế TNCN một cách có hiệu quả và cụ thể rõ ràng dễ thực hiện, tạo điều kiện cho người nộp thuế và người thi hành công vụ tránh được các sai sót đáng tiếc xảy ra. Với giác độ là người làm công tác thuế đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
- Đối với việc đăng ký mã số thuếTNCN: Để tiện cho việc quản lý thuế và theo dõi chặt người nộp thuế thay đổi cơquan làm việc. Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Công an liên thông trong việc cấp số chứng minh nhân với mã số thuế TNCN là một, đây là thuận tiện cho người nộp thuế, tránh thủ tục rờm rà phức tạp, việc lưu trữ hồ sơ ở cơ quan thuế cũng được gọn nhẹ, vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ. Đối với những người chưa đủ tuổi làm chứng minh nhân dân mà phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN thì cơ quan thuế phối hợp với cơquan Công an cấp mã số thuế TNCN và mã số thuế này cũng là số chứng minh nhân dân khi được cấp chứng minh nhân dân. Hiện tại các nước trên thế giới đã áp dụng vấnđề này trong tất cả các trường hợp giao dịch của người dân.
- Cần nhanh chóng xây dựng phần mềm ứng dụng quản lý người phụ thuộc, nhằm để mọi công chức thuế trên toàn quốc đều tra cứu được người nộp thuế TNCN kê khai đăng ký bao nhiêu người phụ thuộc để xác định chính số thuế TNCN phải nộp. Chính sách hiện nay giao cho cá nhân tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuy nhiên cần phải có quản lý giảm sát của cơquan chức năng (cơ quan thuế) mới hạn chế được tính gian lận trong việc kê khai nộp thuế, chống thất thu thuế, tạo được sự công bằng trong chấp hành nghĩa vụ và nâng cao được ý thức tự giác của người nộp thuế. Thực tế, qua kiểm tra việc kê khai đăng ký người phụ thuộc cho thấy vấn đề này còn nhiều bất cập, như: Việc xác nhận của chính quyền địa phương đối với Mẫu 21a, Mẫu 21b, Mẫu 22 không đúng vớiđiều kiện thực tế của người nuôi dưỡng, nhưng về phía cơ quan Thuế không đủ khảnăng giám sát tất cả các trường này, dẫn đến người nộp thuế vận dụng kê khai đăng ký người phụ không đúng quy định, gây thất thu ngân sách Nhà nước.
- Đối với các khoản giảm trừ khi xácđịnh thu nhập tính thuế, đề nghị nên quy định cụ thể rõ ràng các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ (theo từng lĩnh vực cụ thể), không quy định chung chung như hiện nay tạo sự hiểu nhầm cho người nộp thuế và cơ quan Thuế cũng khó giải thích tuyên truyền cho người nộp thuế chấp hành đúng quy định pháp luật thuế.
- Về nơi nộp hồ sơ quyết toán thuếTNCN đối với cá nhân tự quyết toán, cần có quy định linh hoạt hơn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế được quyền quyết toán thuế để hoàn lại số thuếnộp thừa hoặc nộp thêm vào NSNN.
Ví dụ: Một người trong năm có thu nhập từ 2 nơi (6 tháng đầu có thu nhập tại doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Nam và đã kê khai giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc tại Quảng Nam; 6 tháng cuối năm có thu nhập tại doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh); giã sử người này có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; cuối năm 31/12 người này vì lý do gì không làm việc ở thành phố HCM mà chuyển về Hà Nội. Như vậy, người này nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN tại nơi nào phù hợp. Chẳng lẻ người này phải vào TP Hồ Chí Minh nộp hồsơ quyết toán thuế; còn nếu nộp tại Hà Nội thì chưa có quy định, cơ quan thuếkhông tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp này.
Như vậy, sẽ dẫn đến người nộp thuế sẽ không thực hiện quyết toán thuế, mà không nộp hồ sơ quyết toán sẽ ảnh hưởng đến hoàn thuế TNCN nếu người nộp thuế có số thuế nộp thừa hoặc ngược lại. Do vậy, đề nghị cần cụ thể các trường hợp nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN để tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Với những vấn đề nêu trên, hy vọng sửa đổi, bổ sung chính sách thuế TNCN lần này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, dễ làm, dễ hiểu để chính sách thuế đi vào cuộc sống.
Châu Lê
Đăng nhận xét