Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng cần phải được hoàn thiện để đáp ứng với xu thếxã hội và gia nhập, hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, kể từ khi ngành thuế hợp nhất (01/10/1990) cho đến nay, hệ thống pháp luật thuế được thường xuyên hoàn thiện và không ngừng nâng cao nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội và đưa chính sách thuế thực sự đi vào cuộc sống.
Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường (BVMT) đã từng bước đảm bảo được nguồn thu ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế, kiểm sát được nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Tuy nhiên, khi triển khai áp dụng các chính sách này vào cuộc sống thực tiễn thì vẫn còn một số điểm bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp, đó là:
1/ Giá tính thuế tài nguyên: Đây là nội dung rất quan trọng, quyết định đến nguồn thu ngân sách, giá thành sản phẩm tài nguyên khai thác và hiệu quả kinh doanh của đơn vị được cấp giấy phép khai thác. Do vậy, đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng các doanh nghiệp vẫn không đồng tình ủng hộ. Cụ thểtại Điều 6 Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính quy định giá tính thuế tài nguyên: Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 50/2010/NĐ-CP và phải được thể hiện trên chứng từ bán hàng, nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định; trường hợp giá bán tài nguyên khai thác thấp hơn giá tính thuếtài nguyên do UBND cấp tỉnh thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định. Trường hợp xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (không phân biệt địa bàn tiêu thụ) và được áp dụng làm giá tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm cấp, chất lượng, không phân biệt một phần vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hoặcđưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển, phân loại; giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) của loại tài nguyên bán ra chia cho tổng sản lượng loại tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.
Với quy định trên thì doanh nghiệp khó xác định số thuế tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm khai thác để cấu thành giá thành sản phẩm. Bởi vì, giá tính thuế đơn vị tài nguyên phụ thuộc vào giá bán trong kỳ kê khai và tổng doanh thu trong năm quyết toán thuế, điều này mâu thuẩn với nguyên tắc thuế tài nguyên là loại thuế được cấu thành trong giá bán của đơn vị sản phẩm tài nguyên. Mặc khác thuế tài nguyên phụ thuộc vào doanh thu bán sản phẩm tài nguyên thì không khuyến khích các doanh nghiệp khai thác tài nguyên tăng giá bán tài nguyên, vì giá bán càng cao thì thuế tài nguyên càng lớn. Điều này không tạo được sân chơi bình đẳng giữa các đơn vị vị khai thác tài nguyên. Ví dụ: Một doanh nghiệp A khai thác đá cung cấp cho nhà thầu tại chân công trình có quảng đường vận chuyển xa với địa điểm khai thác thì giá bán tài nguyên phải cao hơn với doanh nghiệp B khai thác bán tại nơi khai thác. Như vậy, cùng 1 đơn vị sản phẩm tài nguyên mà 2 doanh nghiệp có số thuế tài nguyên phải nộp khác nhau. Thực ra số thuế tài nguyên của 2 doanh nghiệp này khác nhau là do sự gia tăng của chí vận chuyển tài tài nguyên đến nơi tiêu thụ.
2/ Xác định loại khoáng sản để áp dụng chính sách thuế phù hợp: Đây là vấn đề hiện nay các doanh nghiệp khai thác tài nguyên và người thực thi công vụ rất quan tâm, bởi khi xác định chính xác loại tài nguyên khoáng sản thì mới áp dụng và tính thuế các loại chính xác. Tuy nhiên, chính sách thuế liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ để áp dụng chính sách thuế thống nhất, cụ thể:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.
Tài nguyên quý hiếm tại khoản này bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
Với quy định trên, doanh nghiệp khai thácđá quý sẽ bị áp dụng thuế suất thuế TNDN là 50%. Tuy nhiên, để hiểu đúng thật chất của loại đá quý, chính sách thuế chưa quy định cụ thể liệt kê rõ loại đá gì thuộc đá quý để áp dụng thuế suất trên.
Ví dụ: Một doanh nghiệp khai thác khoáng sản đá pelspat (theo Giấy phép khai thác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp). Như vậy, để áp dụng mức thuếsuất thuế TNDN trong trường hợp này là bao nhiêu là khó xác định, bởi các yếu tốsau:
- Theo chính sách thuế tài nguyên quy định tại Biểu mức thuế suất tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số928/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì đá pelspat thuộc nhóm khoáng sản không kim loại áp dụng thuế suất thuế tài nguyên 15% (mức thuế suất này áp dụng đối vớiđá quý). Và theo chính sách phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản cũng quy định đá pelspat thuộc nhóm quặng đá quý, áp dụng mức phí từ 50.000đồng đến 70.000 đồng/ tấn.
- Theo quy định tại Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản thì đá pelspat thuộc nhóm khoáng chất công nghiệp (làm nguyên liệu cho sản phẩm công nghiệp)
- Thực tế các doanh nghiệp khai thác đá pelspat (đá tràng thạch) giá bán trên thị trường khoảng từ 320.000 đồng đến 550.000đồng/tấn bột; giá bán 260.000 đồng/m3 đá cục
Như vậy, nếu áp dụng thuế suất thuế TNDN là 25% và áp dụng mức thuế suất thuế tài nguyên 15%; mức phí bảo vệ môi trường (50.000 đồng đến 70.000 đồng/tấn) thì rõ ràng không đúng với quy định của chính sách thuế TNDN; trường hợp áp dụng thuế suất TNDN 50% thì không hợp lý, bởi thực chất của đá pelspat (đá tràng thạch) không phải là dạng đá quý.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, mà giữa cơ quan Thuế và doanh nghiệp khai thác khoáng sản không thống nhất với nhau trong thực thi chính sách pháp luật thuế. Do vậy, dưới góc độ là người công tác thuế đề nghị các cấp có thẩm quyền lần sửa đổi chính sách thuế tài nguyên, thuế TNDN và phí bảo vệ môi trường lần này cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung cụ thể sau:
- Giá tính thuế tài nguyên nên thống nhất một giá theo giá quy định của UBND tỉnh và thực chất lâu nay các doanh nghiệp đều áp dụng theo giá của UBND tỉnh để áp dụng;
- Thuế suất thuế tài nguyên 15% đối với đápelspat là quá cao, vì theo Luật Khoáng sản đá pelspat là khoáng chất công nghiệp, nên đưa vào nhóm thuế suất khoáng sản không kim loại khác;
- Về mức phí bảo vệ môi trường đối với đápelspat từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng/ tấn là quá cao, vì thực tế giá bán trên trên thị trường từ 320.000 đồng đến 550.000 đồng/tấn. Đề nghị giảm mức phí bảo vệ môi trường phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản hoạt động có hiệu quả;
- Quy định cụ thể từng loại khoảng sản đểáp dụng mức thuế suất thuế TNDN phù hợp, không nên quy định chung chung như hiện nay rất khó thực hiện.
Với những bất cập trên, hy vọng sửa đổi, bổ sung chính sách thuế lần này sẽ tháo gỡ được vướng mắc khi triển khai thực hiện chính sách thuế và tạo điều kiện sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản./.
Châu Lê
Đăng nhận xét